ĐÀO TẠO GIA SƯ TẠI TRUNG TÂM TRÍ TUỆ 24H
Để đảm bảo nguồn gia sư giỏi, có chất lượng chuyên môn cao chúng tôi liên tục mở các khóa học đào tạo gia sư tại trung tâm, các bạn gia sư có nhu cầu tham gia vui lòng tới trục tiếp Văn phòng để đăng ký....
"Gia sư" là một nghề lao động trí óc, tuy nhiên, từ trước tới nay chưa hề có một Trung tâm, một trường nào mở khóa đào tạo Gia sư, dẫn đến tình trạng Gia sư kém chất lượng, khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh hoang mang, không biết đâu là “gia sư giỏi”, đâu là “gia sư kém chất lượng ”. Chính vì lẽ đó, Trung Tâm Đào Tạo Gia Sư Trí Tuệ 24h, đã hơn 10 năm trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực gia sư, giáo dục, dạy kèm tại nhà học sinh, dạy học tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa luyện thi đại học, dạy học tại các trường THPT, đã mở các khóa đào tạo gia sư chuyên nghiệp.
(Gia sư nào đã có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, muốn làm việc tại Trí Tuệ 24h nhưng không muốn tham gia khóa đào tạo thì vui lòng chuẩn bị bài giảng mà mình muốn tham gia dạy gia sư, sau đó sẽ đứng giảng trước hội đồng chuyên môn tại Trí Tuệ 24h, nếu đạt yêu cầu về kỹ năng sư phạm cũng như chuyên môn, sẽ được cấp “chứng chỉ gia sư chuyên nghiệp” và làm việc tại Trung tâm. Điều kiện tiên quyết để lọt vào đối tượng này là: tôt nghiệp ĐH hoặc CĐ theo đúng chuyên ngành.
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIA SƯ
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SƯ PHẠM
(DÀNH CHO GIA SƯ )
Nghề gia sư – dễ hay khó ? thuận lợi và khó khăn ? tiềm năng và triển vọng ?
Bài 1.Nghề gia sư
Mục đích:
- Hiểu rõ, đúng khái niệm gia sư-->có cách nhìn nhận đúng về ngành nghề
- Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Gia sư-->thể hiện tính nghiêm túc trong công việc
- Hiểu được quyền hạn, nghĩa vụ của Gia sư-->thực hiện cho đúng
- Biết được các quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần (vô giá), quyền lợi gần và quyền lợi xa-->tạo động lực trong công việc
- Xác định mục tiêu mình cần tiến đến để thành công trong nghề gia sư
1. Gia sư là gì ? Hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ khái niệm Gia sư
2. Chức năng và nhiệm vụ của Gia sư
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của Gia sư
4. Quyền lợi của gia sư
5. Ai có thể trở thành gia sư giỏi
Bài 2. Bồi dưỡng kiến thức tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm để trở thành gia sư chuyên nghiệp
Mục đích:
- Hiểu được những phẩm chất đạo đức mà mình phải rèn luyện để tạo gương mẫu cho học sinh noi theo và bám trụ được với nghề trong những lúc khó khăn nhất (Nhẫn, lễ, nghĩa, Tín)
- Nắm bắt được tâm lý lứa tuổi học trò theo từng giai đoạn cụ thể
- Có được phương pháp giúp học trò học tập và phát triển trí tuệ thông qua hoạt động học
-Hiểu và vận dụng được hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của học sinh
- Hình thành được động cơ học tập, mục đích học tập và hành động học tập cho học sinh, khơi dậy niềm vui thích học tập, chiếm lĩnh và chinh phục tri thức của học trò
- Nắm vững nguyên tắc giáo dục: khi học trò có tri thức thì sẽ có niềm tin đạo đức, khi học trò có động cơ học tập thì sẽ có tình cảm đạo đức, khi học trò có thiện chí thì sẽ có thói quen đạo đức
- Hiểu được ý thức bản ngã của học trò: nhu cầu tự khẳng định mình, tình cảm trong các mối quan hệ xã hội, lương tâm
1. Những phẩm chất đạo đức cần có ở người gia sư
1.1. Phẩm chất đạo đức tiên quyết-Nhẫn
1.2. Phẩm chất đạo đức gương mẫu- Lễ
1.3. Phẩm chất đạo đức gắn kết sự bền chặt với phụ huynh- Nghĩa
1.4. Phẩm chất đạo đức khằng định niềm tin với phụ huynh và học sinh-Tín
2. Kiến thức tâm lý học lứa tuổi
2.1. Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý
2.2. Các giai đoạn phát triển tâm lý học sinh
2.3. Sự phát triển tâm lý học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông
2.4. Hoạt động học và sự phát triển trí tuệ của học sinh
2.5. Hoạt động giao tiếp của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, học sinh phổ thông
2.6. Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
3. Kiến thức tâm lý học sư phạm
3.1. Hoạt động dạy học của giáo viên
3.2. Hoạt động học tập của học sinh
3.2.1. Hình thành động cơ học tập
3.2.2. Hình thành mục đích học tập
3.2.3. Hình thành các hành động học tập
4. Kiến thức giáo dục học
4.1. Tri thức và niềm tin đạo đức
4.2. Động cơ và tình cảm đạo đức
4.3. Thiện chí và thói quen đạo đức
4.4. Ý thức bản ngã
4.4.1. Nhu cầu tự khẳng định bản thân
4.4.2. Lương tâm
4.5. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
Bài 3. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn để trở thành gia sư chuyên nghiệp
- Bồi dưỡng một số kiến thức chuyên môn cần thiết phục vụ cho việc Gia sư
- Xây dựng đề cương chi tiết kiến thức chuyên môn
- Thực hành thiết kế giáo án dạy theo chương, theo chủ đề nội dung kiến thức
- Xây dựng bài hệ thống hóa kiến thức chương trình môn học, chỉ rõ trọng tâm kiến thức, điểm xuất phát kiến thức, cội nguồn của kiến thức môn học
- Xây dựng các bài kiểm tra đánh giá trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh
- Thường xuyên cập nhật kiến thức thời sự liên quan đến giáo dục
1. Kiến thức chuyên môn
1.1. Xây dựng đề cương chi tiết môn học theo định hướng gia sư
1.2. Xây dựng giáo án bài dạy theo định hướng gia sư
1.3. Hệ thống hóa kiến thức môn học theo từng chủ đề
1.4. Tổ chức ôn tập, kiểm tra cho học sinh
2. Kiến thức xã hội
2.1. Cập nhật tin tức hằng ngày thông qua báo chí, tivi, internet
2.2. Trò chuyện, trao đổi với học sinh một số vấn đề thời sự mang tính chất giáo dục
Bài 4. Rèn luyện kỹ năng để trở thành gia sư giỏi
- Hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm, lịch sự, hòa đồng, có nguyên tắc
- Rèn luyện phương pháp sư phạm truyền đạt dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích
- Hình thành thói quen lắng nghe và thấu hiểu học trò, đưa ra các biện pháp ứng xử sư phạm phù hợp
1. Kỹ năng giao tiếp sư phạm
2. Kỹ năng trình bày sư phạm
3. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
4. Kỹ năng ứng xử sư phạm
Bài 5. Các phương pháp dạy học trong hoạt động gia sư
- Nắm được tổng quan về các phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến
- Hiểu được hình thức hoạt động trong dạy học nhóm (phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học, vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh)
- Hiểu được hình thức hoạt động trong dạy học cá thể
- Rèn luyện dạy học theo phương pháp kumon (phương pháp dạy học cá thể hóa tiên tiến nhất hiện nay)
1. Dạy học cá thể
2. Dạy học nhóm
Bài 6. Thực tập giảng dạy
Bài 7. Thực hành nghề gia sư và đi vào thực tiễn xã hội
Tài liệu tham khảo
1. PGS. Lê Văn Hồng, TS. Lê Ngọc Lan, TS. Nguyễn Văn Thàng
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. .( Tài liệu dung cho các trường Đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm)
2. GS. Đặng Vũ Hoạt, PGS. Nguyễn Huy Sinh, TS. Hà Thị Đức
Giáo dục học đại cương.( Tài liệu dung cho các trường Đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm)
3. Vũ Thị Nho
Tâm lý học phát triển. NXB Đại học quốc gia Hà nội
4. Đoàn Huy Oánh
Tâm lý sư phạm. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
5. Dương Thiệu Tống
Phương Pháp Nghiên Cứu Giáo dục và Tâm lý. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
6. ThS. Nguyễn Thanh Nga
Đào tạo gia sư chuyên nghiệp. (Tài liệu giảng dạy và tập huấn gia sư)
7. TS. Huỳnh Công Minh
Dạy học cá thể . (Tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng hè cho Cán bộ Quản lý và giáo viên thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị năm học mới 2008 – 2009)
Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ 24h