Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh cấp 2
Là học sinh cấp hai chắc hẳn các em đều biết lượng kiến là không hề nhỏ. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn cách vẽ 1 sơ đồ tư duy nhằm giúp các em có thể học tập tốt và hiệu quả hơn.
Thuê gia sư dạy tạo Sơ đồ tư duy có thể xem là một công cụ có tác động sâu sắc đến khả năng tiếp nhận thông tin của bộ não. Ngày nay sơ đồ tư duy nhận được sự ứng dụng rộng rãi của nhiều người trong công việc và học tập.
Vậy mỗi học sinh cấp hai có cần biết cách vẽ 1 sơ đồ tư duy hay không? Điều này rất cần thiết và đem lại những lợi ích lớn cho người học. Cấp 2, các em học sinh thường phải đối mặt với một lượng kiến thức lớn bao gồm các lĩnh vực từ tự nhiên và xã hội. Chúng tôi tin rằng không ít bạn đã từng cảm thấy chán nản mỗi khi bước vào kỳ thi vì phải học thuộc rất nhiều. Nhưng với sơ đồ tư duy, bạn có thể gói gém một lượng kiến thức của cả quyển sách trong vài trang giấy. Ngắn gọn nhưng nó vẫn đảm bảo bạn không bỏ quên phần kiến thức quan trọng nào.
>>> Xem thêm gia sư lớp 7
Với bản chất chỉ bao gồm những từ khóa chính và hình ảnh sinh động nên não bộ của bạn sẽ tiếp thu kiến thức trong sơ đồ tư duy nhanh chóng. Hơn nữa bạn còn nhớ chúng trong một khoảng thời gian dài mà không sợ bị lãng quên như kiểu học thuộc thông thường. Như vậy, chúng ta sẽ chẳng còn sợ những kỳ thi cùng lúc 4, 5 môn với lượng kiến thức khổng lồ nữa. Việc bạn cần làm là học cách vẽ 1 sơ đồ tư duy và học theo là được. Nó thực sự tiết kiện thời gian và có hiệu quả cao.
Sơ đồ tư duy là một công cụ học tập hữu hiệu nhưng lại không hề khó khăn khi vẽ. Chúng tôi xin đưa ra một vài bước cơ bản để giúp các bạn học sinh cấp hai có thể tự tạo nên những sơ đồ tư duy giành riêng cho mình:
1. Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm một vài tờ giấy khổ lớn ( A4 hoặc lớn hơn 1 chút), bút lôsng với nhiều màu sắc khác nhau.
2. Vẽ chủ đề trung tâm (tương ứng với chủ đề của bài): chủ đề trung tâm là một hình ảnh chứa 1 vài từ khóa quan trọng mà qua đó bạn có thể thấy được nội dung chính của bản sơ đồ tư duy của mình. Chúng cần được đặt ở giữa tờ giấy nằm ngang và có màu sắc nổi bật. Bạn có thể chỉ vẽ hình mà không cần chữ hoặc kết hợp cả hình và chữ nhằm tạo sự sinh động.
Xem thêm gia sư cấp 2 tại nhà
3. Vẽ các nhánh chính (tương ứng với các luận điểm lớn của bài): các nhánh chính sẽ bắt nguồn từ chủ đề trung tâm và tỏa về xung quanh. Thường người ta sẽ vẽ những nhánh chính này theo đường cong. Trên thân mỗi nhánh này sẽ có một vài tứ khóa chính liên quan đến chủ đề. Nên viết những từ khóa này bằng chữ in hoa và phải đảm bảo ngắn gọn, xúc tích.
4. Các nhánh thứ cấp (tương ứng với những luận cứ - những ý nhỏ hơn): những nhánh thứ cấp sẽ được bắt nguồn từ những nhánh chính và được tỏa ra theo nhiều phía. Trên mỗi nhánh thứ cấp cũng bao gồm những từ khóa để làm rõ từ khóa của nhánh chính. Một lưu ý trong cách vẽ 1 sơ đồ tư duy là bạn nên bổ sung thêm hình ảnh có liên quan để sơ đồ của bạn thêm sinh động hơn.
Sơ đồ tư duy ( học cùng gia sư tiểu học ) chính là bí quyết học tập cực nhanh và nhớ cực lâu dành cho mỗi bạn học sinh cấp 2. Dựa theo những hướng dẫn cách vẽ 1 sơ đồ tư duy mà chúng tôi đã cung cấp để thực hiện ngay hôm nay bạn nhé.
Trí Tuệ 24H